NGÀI HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH – THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN

Ngài hoà thượng giác chánh

NGÀI HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH

Ngài sinh năm 1947 tại Vĩnh Long

Ngài sinh năm 1947 tại Vĩnh Long, thế danh là Phạm Văn Chánh. Thân phụ ngài là cụ ông Phạm Văn Trị (1904-1996), thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hai (1910-1966). Thời tuổi trẻ ngài sống chung với cha mẹ, đến năm 20 tuổi lập gia đình với cô Nguyễn Thị Mười và có một cô con gái duy nhất tên Phạm Thị Lý. Ngài hoà thượng giác chánh

HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH GIẢNG PHÁP
HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH GIẢNG PHÁP

Năm 1967

Năm 1967, chỉ vài tháng sau khi cô con gái chào đời, ngài bỏ nhà đi xuất gia với Hòa thượng Tịnh Sự ở chùa Viên Giác (Long Hồ, Vĩnh Long) và theo chân thầy học đạo, đặc biệt chuyên tâm tạng A-Tỳ-Đàm suốt 5 năm.

Năm 1970

Năm 1970, ngài tháp tùng Hòa thượng bổn sư tìm ra Hòn Nghệ nằm ngoài khơi biển Kiên Giang để tu tập thiền định trong hoàn cảnh một thầy một trò. Năm 1971, ngài xin phép thầy ra chùa Tam Bảo (Vũng Tàu) học thiền Tứ Niệm Xứ với Hòa thượng Giới Nghiêm trong một năm. Ngài hoà thượng giác chánh

HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH - HOÀ THƯỢNG BỬU CHÁNH
HOÀ THƯỢNG GIÁC CHÁNH – HOÀ THƯỢNG BỬU CHÁNH

Năm 1973,

Năm 1973, ngài vào tòng học ở Phật Học Viện Phật Bảo cũng của Hòa thượng Giới Nghiêm.

Năm 1976, ngài đã cùng Hòa thượng Thiện Pháp vào rừng Bình Sơn (liền dãy với An Diễn, Suối Trầu, Cẩm Đường bây giờ) để xây dựng ngôi chùa Thiền Quang mái tranh vách đất và nuôi dạy gần 20 sa di cùng giới tử 

Đầu năm 1983

Đầu năm 1983, ngài Giác Chánh phát động phong trào học thuộc Tam Tạng Pāli bằng cách giao cho mỗi vị một bộ kinh để học thuộc lòng, đều bằng tiếng Pāli, và mỗi 3 tháng lại có một cuộc thi trùng tụng. Bất cứ chư tăng hay cư sĩ nào trong 3 tháng trước đó đã học xong 120 trang kinh tạng Pāli thì được trao tặng một phần thưởng có tên gọi là Giải Nibbāna. Ba lần Nibbāna thì được một lần Saddhamma với phần thưởng nhiều gấp đôi.

Những người nhận học và thi Tam Tạng Pāli

Những người nhận học và thi Tam Tạng Pāli thời đó theo phát động của ngài có khoảng 20 người, có thể kể lại đại khái như sau: sư Giác Tấn và cô Diệu Ngọc chịu trách nhiệm bộ Paṭṭhāna, sư Ngộ Giới chịu trách nhiệm bộ Yamaka, sư Chánh Ngữ chịu trách nhiệm bộ Kathāvatthu, sư Chánh Pháp chịu trách nhiệm bộ Vibhaṅga, sư Toại Khanh và sư Chánh Nghiệp chịu trách nhiệm bộ Dhammasaṅganī,… Bên cạnh phong trào học thuộc Tam Tạng, các giảng sư phải trải qua các buổi khảo nghiệm trình độ A-Tỳ-Đàm với chính ngài Giác Chánh.

Hòa thượng Tịnh Sự

Lúc này Hòa thượng Tịnh Sự vẫn còn tại tiền. Và nhân chứng cho các sự kiện trên đây hiện vẫn còn không ít người.

Chính ngài Giác Chánh là người đầu tiên mà cũng là duy nhất tổ chức Pháp hội mỗi ba tháng ở các chùa trong nhóm đệ tử Hòa thượng Tịnh Sự.

Theo thời gian, tuổi đời càng lớn, ngài từ chối dần công việc của giáo hội, chỉ còn giữ lại vai trò giảng sư cho các trường hạ trong tỉnh Đồng Nai, không còn hoằng pháp nơi xa nữa.

Thời gian tịnh cư tại chùa Bửu Đức

Thời gian tịnh cư tại chùa Bửu Đức đã cho ngài cơ hội đọc sách và biên soạn kinh điển theo đúng ước mơ từ thời trẻ. Năm 1991, theo lời yêu cầu của một Phật tử thân tín, ngài đã tra lục kinh điển để thực hiện bộ trường thi có tên là Phật Sử Diễn Ca dài 10.000 câu, gấp năm lần truyện Kiều. Bộ này khi được tái bản được đặt tựa mới là Đấng Thiên Nhân Sư Gotama. Từ sau năm 2000, ngài dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thực tập pháp môn Niệm Xứ.

Đời ngài

Đời ngài chỉ vỏn vẹn 74 năm với 50 năm mặc áo tu nhưng tâm nguyện của ngài không biết cho đến thế hệ nào mới có thể làm tròn được. Và dấu ấn mà ngài để lại cho Phật giáo Việt Nam biết bao lâu mới có thể phai mờ.

Ngài đã ra đi nhưng vẫn còn đó. Cho đến bao giờ còn có người cần đến ánh nắng cho hơi ấm và ánh sáng, còn cần đến dưỡng khí để mà thở và còn cần biết đến cái gì là biển rộng trời cao giữa nhân gian tù đọng này.

BÀI GIẢNG TÂM ĐẮC TRONG HÀNG TRĂM BÀI GIẢNG ĐỂ ĐỜI CỦA NGÀI  => TẠI ĐÂY

XÊM THÊM :

KHÓA THIỀN MỞ RỘNG – SƯ CÔ NHIỆM PHÁP

KHÓA THIỀN TÍCH CỰC – SƯ CÔ GIỚI HIỀN

KHÓA THIỀN SƯ PHƯỚC HƯNG

CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT

CÂY GAI NHỌN

LỊCH SỬ NAM TÔNG KINH

HÒA THƯỢNG THÍCH BỬU CHÁNH

SƯ THÍCH PHƯỚC TOÀN

DỌC MIỀN ĐẤT NƯỚC DU LỊCH TÂM LINH

================================================ NIKAYA NTG

NỘI DUNG KINH ĐẠI NIỆM XỨ TRÊN MỘT TRANG GIẤY – CỐT LÕI THIỀN 

https://drive.google.com/file/d/1n4_CeXw2vNWoWkkZEcCwX2zbHr2pt6IQ/view?usp=sharing

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2023 THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN

Xem thêm :

Khóa thiền TẠI ĐÂY

Thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

Xem thêm kinh thánh cầu TẠI ĐÂY

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

Lịch sử phật giáo Việt Nam TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon