DIỄN GIẢI – KINH THÁNH CẦU
Diễn giải kinh thánh cầu
Sự im lặng của bậc Thánh: Theo Luận giải kinh Trung bộ, “im lặng như thánh” là nhị thiền (không còn tầm tứ) và đề mục thiền căn bản của hành giả – ví dụ quán tứ niệm xứ. Người nào chưa đắc nhị thiền thì nên giữ sự “im lặng của bậc thánh” bằng cách bám sát đề mục thiền căn bản của mình.
Sinh y – upadhi: Nghĩa gốc là nền tảng, cơ sở. Luận kể ra nhiều loại sinh y là năm uẩn, các đối tượng của dục lạc, các ô nhiễm, và nghiệp. Đại đức Bodhi diễn dịch sinh y là “đối tượng chấp thủ” hoặc chính sự chấp thủ. Niết bàn là sự từ mọi sinh y với cả hai nghĩa ấy.
Vàng bạc là thứ không bị sinh già bệnh chết sầu bi khổ… nhưng theo Luận, nó vẫn bị ô nhiễm vì có thể pha lẫn với kim loại kém giá trị hơn nó.
Diễn giải kinh thánh cầu
Vô sở hữu xứ – base of nothingness: Định thứ ba trong bốn định vô sắc – immaterial attainments, thuộc thiền chỉ – serenity meditation. Mặc dù là những chứng đắc cao siêu, bốn thiền bốn định vẫn còn thuộc thế gian, không đưa đến Niết bàn.
Tuổi thọ ở Vô sở hữu xứ – chỗ tái sinh của thiền giả chứng Vô sở hữu – là sáu mươi ngàn kiếp, sau đó vẫn phải rơi xuống các cõi thấp và chịu luân hồi sinh tử, chưa thoát khỏi lưới bẫy của Ác ma.
Pháp, theo Luận giải, chính là Bốn chân lý cao cả. Pháp này gồm hai điểm cốt yếu là Duyên khởi và Niết bàn. Duyên khởi bao gồm Khổ và Tập trong bốn chân lý, Niết bàn là Diệt và Đạo.
Diễn giải kinh thánh cầu
Không muốn thuyết pháp: Luận nêu lên câu hỏi ở đây là, tại sao Bồ tát đã từ lâu phát nguyện tìm đạo để cứu chúng sinh, mà bây giờ tâm Ngài lại do dự.
Lý do là, chỉ sau khi đắc đạo, Ngài mới thấy rõ sức mạnh của vô minh phiền não trong tâm chúng sinh, và sự sâu xa vi diệu của Pháp.
Ngoại đạo Upaka: Luận nói ông này sau khi gặp Phật rồi bỏ đi, đã yêu một cô gái con thợ săn và cưới nàng. Chỉ sau khi bị đau khổ vì tình, Upaka mới trở lại tìm Phật.
Sa môn bà la môn…. Đoạn này đề cập trở lại sự tầm cầu bất đáng nói ở đầu Kinh là tầm cầu năm dục, cốt để hiển là “tầm cầu cao thượng” hay thánh cầu.