HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THIỀN -TỨ NIỆM XỨ

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THIỀN – HƠI THỞ -TỨ NIỆM XỨ

Giai đoạn 1: Hay biết hơi thở nhờ cảm giác tại điểm xúc chạm và đếm số.


Hãy hít sâu vào và thở ra từ 3 đến 5 lần, cảm nhận các cảm giác trên thân và hướng tâm vừa phải về vùng da trên môi, dưới mũi, nhân trung, cửa mũi, cánh mũi hay hốc mũi,… để tìm điểm xúc chạm (cảm thấy nhột, nóng, lạnh,…) nổi bật, thường trực nhất khi hơi thở vào ra. hướng dẫn thiền hơi thở


Hãy đặt tâm cố định tại điểm xúc chạm đó để dễ dàng hay biết hơi thở vào ra một cách tự nhiên mà không điều khiển hơi thở nữa, cũng không chạy theo hơi thở vào trong hay ra ngoài.

Để tăng trưởng trí nhớ và tỉnh giác, tránh sự buồn chán, phóng tâm, mỗi khi thấy hơi thở vào hoặc ra, hãy đếm 1 số, bắt đầu từ 1. Đếm đến 8 hãy quay về, đếm số lặp lại từ 1 đến 8. Mỗi khi bị gián đoạn, quên hay đếm nhầm, hãy đếm lại từ 1. 

Mỗi khi có suy nghĩ, phóng tâm hay nghe một âm thanh gì đó, hãy bình tâm, chấp nhận nó, đừng chạy theo nó hay bực mình, thắc mắc, phân biệt, phân tích, đánh giá, nhận xét… rồi kiên trì, liên tục đưa tâm về theo dõi hơi thở và đếm lại từ số 1. Hãy buông bỏ tất cả chuyện khác

Giai đoạn 2: Hay biết hơi thở đơn thuần và từ bỏ đếm số và điểm xúc chạm.

Nếu chỉ chú tâm vào hơi thở quá sớm, bạn sẽ phát sinh căng thẳng trên mặt, mũi, đầu,…
Khi nhận biết hơi thở và đếm số một lúc, tâm đã khá định tĩnh, ít suy nghĩ và quen thuộc với hơi thở, hãy từ bỏ đếm số và điểm xúc chạm mà chỉ hay biết hơi thở một cách đơn thuần từ lúc nó bắt đầu vào cho đến lúc nó ra trọn vẹn.

Tại một điểm, bạn tập trung vào hơi thở vào từ lúc bắt đầu thở vào cho đến cuối hơi thở vào.

Nhờ vậy, không có khoảng trống để tâm suy nghĩ, mà định tâm càng sâu và vững hơn.

Đối tượng phồng, xẹp của bụng


Tâm để ở bụng quan sát, theo dõi sự chuyển động Phồng, Xẹp. Để hơi thở tự nhiên, không được điều khiển hơi thở dài, ngắn, mạnh, nhẹ theo ý mình. hướng dẫn thiền hơi thở

Khi hơi thở vào, bụng phồng lên, niệm thầm: “Phồng” và quan sát, cảm nhận sự nặng, căng,… của bụng. Khi hơi thở ra, bụng xẹp xuống, niệm thầm: “Xẹp” và quan sát, cảm nhận sự nhẹ nhàng, mềm mại, … của bụng.

Nếu không thấy Phồng, Xẹp thì có thể đặt tay lên bụng để theo dõi và niệm thầm một lúc. Khi nào cảm nhận rõ sự Phồng, Xẹp thì bỏ tay ra

 Khi ta ngưng thiền thì những cảm giác trên biến mất ngay. Không có gì đáng lo ngại.

Không có gì đáng lo ngại.

Đây chỉ là những cảm giác bình thường vẫn hiện diện trong cơ thể nhưng chúng bị che lấp vì tâm ta luôn hướng bên ngoài. Nếu tiếp tục và kiên trì thiền, chúng sẽ mất.

Có khi, bạn thấy thân thể mình lắc lư, nghiêng ngả, gập người,… thì cũng đừng sợ hãi, đừng thích thú hay mong muốn tiếp tục lắc lư,…

Hãy tiếp tục chú tâm quan sát hơi thở hoặc sự phồng xẹp, định tâm tăng trưởng, hiện tượng đó sẽ mất dần.

Nếu hiện tượng đó quá nổi bật, hãy chấp nhận quan sát nó với sự bình tâm, không điều khiển cho đến khi nó mất.

Hành Thiền Tuệ
Cứ tiếp tục thực hành như thế, tâm bạn sẽ dần dần yên tĩnh, hơi thở hay phồng xẹp sẽ trở nên thanh nhẹ hơn mãi cho đến khi nó dường như không còn ở đó nữa.

Thân và tâm đều cảm thấy nhẹ nhàng và đầy sinh lực. Những gì còn lại chỉ là sự chú ý nhất tâm. Tâm đã đạt đến trạng thái tĩnh lặng.

Khi tâm đã bình an và tập trung, đừng cột nó vào hơi thở hay phồng xẹp nữa.

Bây giờ, hãy bắt đầu quan sát các hiện tượng thân và tâm nào đang sinh diệt ngay khoảnh khắc hiện tại.

===============

Xem thêm khóa thiền đang diễn ra TẠI ĐÂY

Tinh gọn kiến thức NIKAYA nguyên thủy TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon