CÂY GAI NHỌN – PHÁP THOẠI CHỌN LỌC
“Tất cả sự vật chỉ là sự vật, đơn giản thế thôi, chúng chẳng gây ra đau khổ cho một ai cả, cũng giống như một cây gai nhọn. Cây gai nhọn nên tranh né”
Thưa quý vị, cái gai nhọn bình thường nằm xa xa, cách khoảng một gang tay, nếu mình không đụng tới nó thì mình không bị đau, không bị chảy máu. Nếu mình đụng tới nó thì mình bị đau, bị chảy máu.
Trên trái đất này, trên cuộc đời này, cây có gai thì nhiều, gai góc thì bao la, nghĩa là nó không phải không có, đừng có nghĩ là nó không có, đó là sai lầm.
Thấy người đó mà mình gai mắt
Cây gai này không phải cây có gai bình thường ở trong tự nhiên, mà là cây gai người. Chẳng hạn gặp ai đó mình không thích họ thì mình nói: “Thấy gai mắt quá”. Thấy người đó mà mình gai mắt! Như vậy mình gai chứ không phải người kia có gai. Nếu như người kia có gai mà mình đừng thấy gai mắt thì mắt mình không có bị gai. Ý nghĩa của bài pháp là như vậy đó.
Ngài Ajahn Chah dạy rất hay: “Tất cả sự vật chỉ là sự vật, đơn giản thế thôi, chúng chẳng gây ra đau khổ cho một ai cả, cũng giống như một cây gai nhọn.” Cây gai nhọn nên tranh né
Thứ nhất
Thứ nhất, bản thân cây gai nhọn là cây gai nhọn, nó không có hại mình, không có gây sự với mình. Mình tới đó, mình đưa tay vô thì mình chảy máu, chứ bản thân cây gai đó không có ý đồ nào gây sự với mình.
Cho nên, cây gai nhọn trở thành cái duyên, nó trở thành sự trợ duyên tích cực cho chúng ta. Nhờ cây gai nhọn đó mà mình khẳng định được chính mình, khẳng định được mình có tu, mình có từ, bi, hỷ, xả, mình có vô ngã vị tha, mình có sự khoan dung, lòng quảng đại. Lòng quảng đại mình có ở đâu, làm sao thấy? Sự khoan dung ở đâu, làm sao mà thấy?
Bình thường thì không thấy được lòng khoan dung, nhưng nếu có ai nói nặng nói nhẹ mình, xúc phạm mình mà mình tha thứ cho họ thì lòng khoan dung xuất hiện. Cho nên, nhiều khi cần có cây gai nhọn.
Thứ hai
Thứ hai, cây gai nhọn có mặt trong cuộc đời này, mình không thể phủ nhận được. Cây gai nhọn nên tranh né
Thứ ba
Thứ ba, nhiều lúc cây gai nhọn nó thành vật trang điểm cho chúng ta, giúp cho chúng ta. Có câu:
“Ví phỏng cuộc đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”
Thứ tư
Thứ tư, cây gai nhọn phải xuất hiện để mình thấy nó là cây gai nhọn, để mình tránh nó.
( Cây gai nhọn có mặt, chắc chắn có mặt, không thể nào không có cây gai nhọn )
“Nhưng nếu bạn đạp phải gai bạn sẽ đau khổ”. Cây gai nhọn chỉ là cây gai nhọn, nhưng nếu mình đạp nó thì mình đau khổ, đừng có đạp nó thôi.
“Tại sao bạn đau khổ? Tại vì bạn đạp phải cây gai nhọn”. Như vậy, cái đau khổ này do mình tạo nên, chứ không phải do cây gai nhọn tạo nên. Tại mình đạp nó, mình đi không thấy nó, mình bất cẩn, mình không thận trọng, mình đạp nó thì chảy máu, mình đau khổ.
Nhất Thiết Lậu Hoặc
Đức Phật dạy trong bài kinh “Nhất Thiết Lậu Hoặc” (Trung Bộ) có bảy phương pháp để diệt trừ phiền não, lậu hoặc, trong đó có hai phương pháp:
– Có những lậu hoặc phải do tri kiến đoạn trừ (chánh kiến đoạn trừ). Cây gai nhọn nên tranh né
– Có những lậu hoặc phải do tránh né đoạn trừ. “(Bhikkhave) này các tỳ kheo, (sabbāsava) tất cả lậu hoặc (pahātabbā) được trừ diệt (parivajjanā) là do tránh né.” Cho nên bây giờ mình đi đường, mình gặp cây gai nhọn thì phải tránh nó ra, để không bị chảy máu.
Gai chỉ làm công việc của gai
Một câu nữa mà ngài Ajahn Chah dạy rất hay “Gai chỉ làm công việc của gai“. Cây gai làm công việc của gai, cây gai nó có công việc của nó, đừng có chê nó là “Tại sao lại xuất hiện làm chi mấy cái đồ gai nhọn?”, “Tại sao trường hạ này lại có những người nhiều chuyện như vậy”, “Tại sao trong chúng này lại có những người có tính tình như vậy?”
“Gai chỉ làm công việc của gai“. Nếu trong chúng, trong tập thể, có những người như vậy, phiền não như gai vậy, thì những người đó làm công việc của họ; đó là công việc nhân quả của họ, đó là công việc oan trái của họ, họ sanh ra trong kiếp này để mà giải quyết cái oan trái. Không phải tự nhiên họ sanh ra, đó là nghiệp dẫn họ đi, nhân quả dẫn họ đi, oan trái dẫn họ đi.
Đức Phật dạy
Muốn giải được oan trái, phải lấy giáo lý của Phật giáo, lấy lời dạy của Đức Phật. Chẳng hạn, Đức Phật dạy:
“Lấy tình thương chinh phục tâm sân.
Lấy cái tốt chinh phục điều xấu.
Lấy tâm bố thí thắng người san tham, bỏn sẻn.
Lấy sự chân thật thắng sự giả rối.
“Gai chỉ làm công việc của gai“, cây gai chỉ làm chức năng của nó, nhiều khi chúng tôi thấy người ta đem gai xương rồng trưng ở phòng khách, hoặc trưng bông hồng có gai ở chỗ đẹp nhất trong nhà.
Cây gai nhọn nên tranh né
Thưa quý vị, bông hồng đi đâu thì gai bông hồng ở đó, không thể tách cái gai ra khỏi bông hồng được. Cho nên, chấp nhận như vậy, chấp nhận thương đau, đừng hỏi tại sao. Cây gai nhọn nên tranh né
Chấp nhận cái gai của bông hồng mà không thể nói tôi lấy bông hồng thôi còn cái gai thì bỏ đi. Không được! Người ta bán bông hồng người ta bán luôn cành bông hồng, trên cành có gai. Bán cho tôi bông hồng, họ đưa luôn cái gai chứ làm sao chỉ tính tiền bông mà không tính tiền gai, cái gai phải có mặt, gai làm chức năng của gai.
Cân bằng phương trình
Những người họ tu ở đây, kể cả xuất gia và cư sĩ, có người mình không vừa ý và nghĩ thầm “thấy gai mắt quá à, phải chi mà người này không nhập hạ ở đây thì hay cho mình biết mấy ta“. Nhưng, sự xuất hiện của người đó ở đây có chức năng quan trọng, họ có công việc của họ, công việc đó là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, công việc đó là “cân bằng phương trình”.
Cân bằng phương trình là phải có cái này, có cái kia, nên phải chấp nhận là có gai, chứ không thể nào không chấp nhận. Gai làm chức năng của gai, tôi nghĩ một chức năng của gai là cân bằng phương trình, nghĩa là nó cũng có thế này, có thế khác, trừ trường hợp Đức Phật, các vị Thánh Tăng, ở cõi Dục giới này, những người phàm phu này thì đương nhiên có gai rồi.
Thái độ của mình đối với gai như thế nào
Thái độ của mình đối với gai như thế nào? Đó là điều quan trọng, đó là phần tu của mình, còn gai có mặt ngoài tầm kiểm soát, ngoài ý muốn của mình. Sự tồn tại khách quan của nó là nó phải có mặt, yếu tố chủ quan là suy nghĩ của mình, thái độ của mình, điều này quan trọng hơn. Cây gai nhọn nên tranh né
“Gai làm công viêc của gai, nó không làm hại ai cả“, câu này của Ngài khẳng định như vậy. Bản thân gai không làm hại ai, nó đứng im vậy thôi, ai mà rờ tới nó thì mới chảy máu, còn không rờ tới nó thì thôi, ai mà tới gặp người đó kiếm chuyện thì mới phiền não, còn nếu ở xa thì đâu có phiền não.
Chúng ta đau khổ là do lỗi của chúng ta
“Chúng ta đau khổ là do lỗi của chúng ta. Vật chất, cảm giác, tri giác, phản ứng của tâm và sự biết của tâm. Tất cả sự vật trên thế gian chỉ là sự vật đơn giản thế thôi. Chúng sao, chúng vậy chúng chẳng đụng chạm gì đến ta. Chỉ do ta tìm đến chúng mà thôi“.
Thứ nhất là mình chấp nhận cây gai, gai nhọn, vì mình không chấp nhận cũng không được, mình bắt buộc phải chấp nhận. Nó là một sự tồn tại thực tế mình không thể bỏ được, nó là một phần của cơ thể chúng ta, một phần trong người chúng ta.
Trong các loại tâm sở
Trong các loại tâm sở thì có bốn loại tâm sở là sân, tật, lận, hối. Sân là sân hận, tật là ganh tị, lận là bỏn xẻn, hối là hối tiếc. Mình chấp nhận cái sân, tật, lận, hối, như là những gai nhọn có mặt trong cuộc đời, đó là những phiền não có mặt trong cuộc đời. Mình không thể thắc mắc tại sao sư cô mà tâm còn nhỏ mọn quá hay là bỏn xẻn quá.
Ở đây gặp sư cô nào mà phiền não mặt hằm hằm như thịt bằm nấu cháo; “Mô Phật! xin chào gai nhọn”. Gặp một vị nào đang nóng, sân si, phiền não, thì mình phải niệm gai nhọn, gai nhọn, gai nhọn. Khi thấy gai nhọn thì mình không thể nói sư cô gì mà nóng nảy vậy?
Phiền não
Khi mình biết gai nhọn rồi, mình không dám tới. Đừng có dùng suy nghĩ của mình, cũng đừng có dùng quyền lực của mình để mà dẹp cây gai nhọn, vì không phải muốn dẹp là được, cây gai nhọn đó tự nó dẹp chứ mình dẹp không được. Phiền não của người nào, người đó tự dẹp, tự giải quyết, chứ mình không giải quyết được.
Trong kinh, Đức Phật Ngài dạy rõ ràng như vậy, kiếp trước của mình nghiệp gì, kiếp này mình phải thừa kế nó, nó là quyến thuộc của mình, nên mình cũng đừng áp đặt bắt người khác phải suy nghĩ giống mình, vì cái nghiệp của họ khác mình; dẫn đến những suy nghĩ, những việc làm, những hành động của họ khác mình.
Cây gai nhọn nên tranh né
Người tu cần cái gì? Cần trí tuệ, cần từ bi, cần hỷ xả, cần sự khoan dung, cần lòng quảng đại, vô ngã, vị tha, cần sự bác ái, chứ đâu cần uy tín. Cây gai nhọn nên tranh né
Khi mình gặp cái gai nhọn thì mình phải đối xử như thế nào để cái nghiệp của mình nó trắng, nghiệp của mình nó thiện, nghiệp của mình nó lành, để mình được an lạc trong đời này, đời sau.
XÊM THÊM :
KHÓA THIỀN MỞ RỘNG – SƯ CÔ NHIỆM PHÁP
KHÓA THIỀN TÍCH CỰC – SƯ CÔ GIỚI HIỀN
================================================ NIKAYA NTG
NỘI DUNG KINH ĐẠI NIỆM XỨ TRÊN MỘT TRANG GIẤY – CỐT LÕI THIỀN
https://drive.google.com/file/d/1n4_CeXw2vNWoWkkZEcCwX2zbHr2pt6IQ/view?usp=sharing
Xem thêm :
Khóa thiền TẠI ĐÂY
Thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY
Xem thêm kinh thánh cầu TẠI ĐÂY
Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY