CHƯ VỊ TỔ SƯ KHAI SÁNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ VIỆT NAM.

CHƯ VỊ TỔ SƯ KHAI SÁNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ VIỆT NAM.

11 Vị tổ sư nam tông kinh ( Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Narada, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Ẩn Lâm, Hòa thượng Tịnh Sự, Pháp sư Thongkham, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giác Quang, Thiền sư Hộ Pháp )

HÒA THƯỢNG THIỆN LUẬT (1898 – 1969)

Hòa thượng Thiện Luật, pháp danh VinayaKusala Bhikkhu, thế danh Ngô Bảo Hộ, sinh năm Mậu Tuất 1898 tại Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp. Phụ thân Ngài là cụ Ngô Văn Nghi – vốn là người Triều Châu, do điều kiện sinh hoạt nên đã đưa cả gia đình sang Cao Miên lập nghiệp tại tỉnh Prey-Veng (hay Lò Veng, tức làng Hòa Mỹ theo cách gọi của cộng đồng người Việt xa xứ).

Ngài Phó Tăng Thống

Năm Đinh Sửu 1937, lúc 39 tuổi, Ngài chính thức thọ giới Tỳ kheo với Thầy Tế độ là Ngài Phó Tăng Thống Cao Miên là Hòa thượng Uttamamuni Um-Su, Thầy Yết ma là Hòa thượng Som Dach Choun Nath (sau là vua Sãi Cao Miên) và Thầy Giáo thọ hướng dẫn Phật học là Ngài Hout-That (sau là Phó Tăng thống, rồi vua Sãi, bị Pôn-Pốt sát hại năm 1975).

Hiến chương Phật giáo

Năm Bính Ngọ 1966, Ngài được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hiến chương Phật giáo, và Ngài giữ chức vụ này cho đến cuối đời. Tuy Phật sự nặng gánh nhưng việc tu tập và truyền pháp lợi sanh của Ngài vẫn không hề giảm bớt, như tâm nguyện góp phần tạo nên một hệ phái Phật giáo Nguyên thủy của người Việt ngày càng phát triển vững chắc trong ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam.

Tuổi già sức yếu, Hòa thượng Thiện Luật đã viên tịch vào ngày mùng 9 tháng 7 năm Kỷ Dậu, nhằm ngày 21 tháng 8 năm 1969, tại chùa Pháp Quang, thọ thế 71 năm, có 32 tuổi Hạ. 11 Vị tổ sư nam tông kinh

HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (1893- 1981)

Cố Đại lão Hòa thượng Hộ Tông, thế danh Lê Văn Giảng, con cụ ông Lê Văn Nhu và cụ bà Đinh Thị Giêng, sinh năm 1893 tại làng Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.

Luật Xuất Gia

Gặp được chánh pháp, Ngài phấn khởi khuyến khích bạn bè thân hữu cùng nhau tu tập. Ngài lập chùa Sùng Phước tại Campuchia để hướng dẫn Việt kiều thọ Bát Quan Trai Giới. Bấy giờ, chư Tăng và thiện tín gọi Ngài là A-cha Giảng với lòng mến mộ biết ơn. Chùa dần dần có đông chư Tăng và thiện tín. Ngài bắt đầu dịch kinh sách ra tiếng Việt, trong đó có Kinh Nhựt Hành cư sĩ, Kinh Tụng Chư Tăng và bộ Luật Xuất Gia là những dịch phẩm đầu tiền vô cùng quý giá.

Tổ Đình Bửu Quang

Khoảng thập niên 1930, Ngài và một số đạo hữu uyên thâm đạo lý như cụ Nguyễn Văn Hiếu thường về Sài Gòn thuyết giảng, nhờ thế đã quy tụ đông đảo Phật tử hướng về giáo lý uyên nguyên của Đức Phật. Một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy đâu tiên tại Việt Nam đã được thành lập năm 1941 tại Gò Dưa, Thủ Đức, đó là Tổ Đình Bửu Quang ngày nay. 11 Vị tổ sư nam tông kinh

Phật Giáo Nguyên Thủy,

Ngài viết di chúc gởi Giáo Hội để chọn người thừa kế, đồng thời Ngài cúng dường tứ sự đến chư Tăng tại 33 ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, tổ chức trai tăng, để bát, thuyết pháp 7 ngày tại Bồ đề Phật cảnh,… cho đến lúc 16 giờ 45 phút ngày 26 tháng 7 năm Tân Dậu (nhằm thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 1981), Ngài đã an nhiên thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi.

HÒA THƯỢNNG NARADA (1898 – 1983)

Hòa thượng Narada (Narada Maha Thera) có thế danh là Sumanapala. Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka). Ngài xuất thân từ một gia đình trung lưu trí thức, và được gửi đi học cấp tiểu học và trung học của nhà dòng La-san đạo Gia-tô. Dù rằng ngài đã được đào tạo trong môi trường đạo Thiên Chúa, ngài lúc nào cũng hâm mộ đạo Phật và học tập Phật Pháp từ một người chú, và ngài học thêm tiếng Sanskrit từ Hòa thượng Palita, tham dự nhiều khóa giáo lý vào các ngày cuối tuần tại chùa Paramananda trong vùng. 

Hòa thượng Vajiranana,

Năm 18 tuổi ngài quyết định xuất giathọ giới Sa di với pháp danh là Narada, vị thầy bổn sư là Hòa thượng Vajiranana, một vị danh tăng vào thời đó. Thầy truyền giới là Hòa thượng Revata, và thầy truyền pháp là Tỳ kheo Pelene. Sau đó, ngài theo học các khóa Vi Diệu Pháp và Ngữ học Đông phương11 Vị tổ sư nam tông kinh

Ngài viên tịch vào ngày Chủ Nhật 2 tháng 10, 1983, hưởng thọ 85 tuổi, tại chùa Vajirarama nơi ngài làm Tăng trưởng Chưởng quản trong những năm cuối của đời ngài. Tang lễ được chính phủ và Phật tử Tích Lan cử hành trọng thể như là một quốc táng.

HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN 

Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng,  trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.

Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam

Năm 1962, ngài đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa III. Trong nhiệm kỳ này, ngài khởi sự vận động xây dựng bảo tháp xá lợi tại núi Lớn Vũng Tàu, ngày nay gọi là Thích Ca Phật Đài. Ngoài ra, ngài còn tặng xá lợi Phật để thờ tại Đà Nẵng, Huế, Hậu Giang.

Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam

Năm 1963, trong mùa Pháp nạn, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng và đã bị Diệm ‒ Nhu bắt giam hơn 1 tháng.

Ngày 17/9/1979, bịnh cũ đột phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21/9/1979, ngài an nhiên viên tịch hưởng thọ 65 tuổi đời và 39 tuổi hạ.

 

HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM (1921 – 1984)

Hòa Thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.

Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông

Năm 1957, Ngài cùng các vị Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông, Bửu Chơn, Thiện Luật, Tối Thắng, Giác Quang, Kim Quang, pháp sư Thông Kham vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. 11 Vị tổ sư nam tông kinh

Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam

Năm 1979, Ngài được tái cử chức Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Cũng trong năm 1979, Ngài được thỉnh tham gia giáo đoàn chư Tăng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam đi Campuchia để làm thầy tế độ cho các sư sãi đã bị Khmer đỏ bắt hoàn tục. Từ đó Phật Giáo Campuchia đã được phục hồi vững mạnh và thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam-Campuchia.

Phật Bảo

Năm 1984, Ngài lâm trọng bệnh, sức khỏe kém dần và không hồi phục lại được. Ngài đã thâu thần thị tịch lúc 10 giờ 10 phút ngày 13 tháng 7 năm Giáp Tý tức 09/8/1984 tại chùa Phật Bảo, hưởng thọ 63 tuổi, với hơn 50 năm dốc lòng hoằng đạo.

HÒA THƯỢNG ẨN LÂM (1898 – 1982)

Ggia đình nông dân tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thân phụ Ngài là cụ Lê Văn Cường, thân mẫu là cụ Đặng Thị Dưỡng. Gia đình Ngài quy y theo Phật giáo Bắc Tông. Thuở nhỏ Ngài đã theo gia đình thường xuyên đến các chùa để lễ Phật tụng kinh.

Hòa thượng Thiện Luật

Năm 30 tuổi (1920), Ngài sang Campuchia nghiên cứu kinh điển Tam Tạng Pàli. Năm 1940, Ngài gặp Hòa thượng Thiện Luật (người Việt Nam tu theo hệ phái Nam tông, bấy giờ ở tỉnh Preyveng- Campuchia) và được thọ giới theo Phật giáo Nam Tông. Năm 1941 Ngài phát nguyện thực hành pháp môn Đầu Đà khất thực và độc cư trong rừng.

Phật giáo Nam Tông

Ngài là một trong những vị Giáo phẩm cao cấp của Phật giáo Nam Tông được Tăng ni Phật tử hệ phái tôn kính ngưỡng mộ. Năm 1965, Ngài được tín nhiệm suy cử vào chức Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Năm 1976, Ngài được chư Tăng suy cử Ngài vào chức vụ Tăng Thống GHTGNTVN. Trong nhiệm kỳ 1979 – 1982 Ngài làm Cố Vấn GHTGNTVN.

Nhâm Tuất

Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng 20/12/1982 tức 6/11 năm Nhâm Tuất, Ngài đã an nhiên thị tịch. Một đại thọ đã không còn, một thuyền từ đã tách bến, để lại niềm thương tiếc vô bờ nơi các hàng môn đệ hậu sanh

HÒA THƯỢNG TỊNH SỰ

Ngài TỊNH SỰ, thế danh là VÕ VĂN ĐANG, sanh năm 1913 tại xã Hòa Long, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp ngày nay).Khi mười hai (12) tuổi, Ngài vào chùa Bửu Hưng (cùng xã Hòa Long) tu và học kinh luật Sa di thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Thấy Ngài thông minh, thầy của Ngài bấy giờ đặt pháp danh cho Ngài là HUỆ LỰC.

Phú Định, thành phố Hồ Chí Minh

Lúc năm mươi chín (59) tuổi, Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý tại Phú Định, thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Ngài mở trường Phật học, chuyên dạy môn Abhidhamma và dịch các sách giáo khoa Phật học như: Vô Tỷ Pháp sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng và tạng A-tỳ-đàm.

Chánh niệm, Tỉnh giác.

Đêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Đến nữa đêm, Ngài gọi Chư Tăng đến ban lời di huấn và gởi lời sám hối phổ thông đến toàn thể Chư Tăng trong Giáo Hội, rồi gom tâm an trú trong Chánh niệm, Tỉnh giác.

Lúc 6 giờ 15 phút, sáng ngày mùng 7 tháng 5 ÂL (nhằm ngày 5 tháng 6) năm 1984, Ngài đang ngồi với sư Giác Tâm, bỗng Ngài ngước lên nhìn trần nhà và mĩm cười rồi tịch.

PHÁP SƯ THÔNGKHAM

Pháp sư Thông Kham tên thật Lê Phùng Xuân, sanh năm 1920. Thuở nhỏ theo cha mẹ sinh sống ở đất nước chùa tháp Ai Lào. Chính mảnh đất phật giáo này đã nuôi lớn tâm hồn đạo đức và đã hướng ngài thọ giới xuất gia Sa di vào năm 1930.

Sa di

Tuy mới xuất gia Sa di không bao lâu, nhưng ngài có trí nhớ và sự thông minh phi thường nên học Trung cấp Phật học ở Lào nổi tiếng và ngày tốt nghiệp đổ thủ khoa. Ngày nhận văn bằng tốt nghiệp cũng là ngày được vua Lào nhận làm con nuôi.

Giáo hội Phật Giáo Lào

Năm 1940, ngài được Giáo hội Phật Giáo Lào gởi sang Camphuchia để tiếp tục học Cao Đẳng Pali- đây là ngôi trường cao nhất của Phật giáo hoàng gia Campuchia vào thời đó, cũng thời điểm này ngài thọ giới tỳ khưu tại Campuchia. Vị sư Việt Nam thời đó cùng học với ngài trong trường Cao đẳng Pali, đó là sư Hộ Giác.

Pháp sư Thông Kham

Pháp sư Thông Kham là tác giả dịch từ Theravada thành Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên.

Năm 1957, được sử dụng khi giáo hội chính thức được phép hoạt động với danh xưng: Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam trụ sở đặt tại Kỳ Viên Tự.

Gotama

Pháp sư đã vĩnh viễn không còn ở dương thế này nữa, nhưng những tác phẩm của pháp sư vẫn còn sống mãi trong lòng của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam. Những tác phẩm đó: Ba ngày luận đạo, Đế thích vấn đạo, Sưu tập pháp, 38 pháp an lành, 

HÒA THƯỢNG GIÁC QUANG (1895 – 1967)

Hòa thượng thế danh là Dương Văn Thêm, sinh năm 1895, trong một gia đình trung lưu tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Đến năm 1945 Ngài trở về Sàigòn và lập chùa Giác Quang ở Bình Đông – Chợ Lớn

Ngài Bửu Chơn

Ngài đã cùng với các Ngài Bửu Chơn, Hộ Tông, Thiện Luật, Tối Thắng, Giới Nghiêm thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.

Việc du nhập Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam của Ngài là một công đức vô cùng to lớn. Ngài đã viên tịch vào năm 1967, hưởng thọ 72 tuổi, với 27 năm hành đạo. 

Ngài Đại Trưởng Lão Tỳ Khưu Hộ Pháp đón nhận danh hiệu cao quý Aggamaha Pandita – Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng do Chính phủ Myanmar trao tặng

Nhận lời mời danh dự của Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Myanmar, vừa qua, Ngài Đại Trưởng Lão Tỳ Khưu Hộ Pháp – Mahathera Dhammarakkhita Bhikkhu đã có chuyến thăm và đón nhận danh hiệu cao quý Aggamaha Pandita – Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng do Chính Phủ và Bộ Tôn Giáo Myanmar trao tặng. 

Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng 

Đây là lần đầu tiên, một vị sư Việt Nam được trao danh hiệu này và cũng là trường hợp đặc biệt, phong tặng thăng bậc lên thẳng danh hiệu Aggamaha Pandita mà không cần qua các danh hiệu khác.  (Ở Myanmar, một vị Aggamaha Pandita được nhận rất nhiều những quyền lợi đặc cách .

Hòa thượng Tối Thắng 

Sẽ bổ sung thông tin sớm nhất

XÊM THÊM :

KHÓA THIỀN MỞ RỘNG – SƯ CÔ NHIỆM PHÁP

KHÓA THIỀN BỜ SUỐI – SƯ PHƯỚC MÃN

KHÓA THIỀN TÍCH CỰC – SƯ CÔ GIỚI HIỀN

KHÓA THIỀN SƯ PHƯỚC HƯNG

CLB SINH HOẠT CLB THIỀN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

================================================ NIKAYA NTG

NỘI DUNG KINH ĐẠI NIỆM XỨ TRÊN MỘT TRANG GIẤY – CỐT LÕI THIỀN 

https://drive.google.com/file/d/1n4_CeXw2vNWoWkkZEcCwX2zbHr2pt6IQ/view?usp=sharing

Xem thêm :

Khóa thiền TẠI ĐÂY

Thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

CLB Nikaya TẠI ĐÂY

Xem thêm kinh thánh cầu TẠI ĐÂY

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon