CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT – THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN
“Này các Tỷ kheo, cái gì là nhiều hơn, sữa mẹ mà các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển”. Kinh Tương Ưng tập I Chữ hiếu trong đạo phật
Chữ Hiếu từ xưa cho đến nay mang giá trị vượt khỏi phạm trù không gian và thời gian mà ngôn ngữ khó diễn tả hết về giá trị cao đẹp đó. Hiếu đạo chính là bức thông điệp gửi đến những người con hãy hướng về hai đấng sinh thành để niệm ân giáo dưỡng thiêng liêng của cha và mẹ.
Nguồn gốc chữ Hiếu
Nguồn gốc chữ Hiếu vốn không tài liệu lịch sử nào ghi lại, chỉ biết rằng khi chúng ta hiện hữu thì chữ Hiếu đã xuất hiện và lớn dần theo năm tháng; hình thành rất lâu đời không những ở Việt Nam mà còn khắp phương Đông và phương Tây. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau, vì vậy quan niệm chữ Hiếu và hình thức báo hiếu cũng có đôi nét khác biệt.
Đạo Phật cũng nói đến chữ Hiếu.
Đạo Phật cũng nói đến chữ Hiếu, nhưng với nội dung và ý nghĩa rộng lớn hơn. Qua câu mở đầu trong tập truyện thơ dân gian “Nam Hải Quan Âm” đã nói lên điều đó:
“Chơn như Đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân
Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
Trên thời hiếu báo sanh thành, Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta bà
Kinh Tương Ưng tập I
“Này các Tỷ kheo, cái gì là nhiều hơn, sữa mẹ mà các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển”. Kinh Tương Ưng tập I
“Có năm nghịch tội này, này các Tỳ kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không có thể chữa trị. Thế nào là năm? Đoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng” kinh Tăng Chi Bộ,
Như trong kinh Pháp Cú 183, Đức Phật có dạy:
Như trong kinh Pháp Cú 183, Đức Phật có dạy:
“Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy”
Trong kinh Vu Lan có đoạn:
Trong kinh Vu Lan có đoạn:
“Con còn nhỏ phải lo săn sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì”.
Cha muôn thuở vầng dương soi sáng
Độ lượng gian nan không ngại khó khăn.
Mẹ nghìn đời dòng suối ngọt ngào
Bao dung tận tụy chẳng hề than
Kinh Tăng Chi.
Kinh Tăng Chi, đức Phật dạy có hai điều con người phải thực hành đó là biết ơn và nhớ ơn. “Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy mẹ cha có vãi tiểu tiện, đại tiện, như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.”
Theo Phật giáo.
Theo Phật giáo, cha mẹ luôn hoàn thiện trách nhiệm thi ân, con cái có bổn phận báo ân, như vậy sẽ tạo nên mối quan hệ chuẩn mực giữa cha mẹ và con cái theo kinh điển Phật giáo
Theo Kinh Tăng
Theo Kinh Tăng Chi đức Phật dạy rất rõ cho người cư sĩ, đó là tạo dựng tài sản một cách chân chính, “này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, …; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chân chính duy trì sự an lạc… Đây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản”
Như Kinh Phật dạy: “Dù đó là nghề nông hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo” là được.
Thế Tôn dạy.
Thế Tôn dạy: “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển” .
Do đó, đức Phật đã dạy cách thức phụng thờ cha mẹ.
Do đó, đức Phật đã dạy cách thức phụng thờ cha mẹ. “Này gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông: “Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”
Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn
Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy Ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền”.
(Kinh Hiếu tử).
(Kinh Hiếu tử). “Những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào lòng tin. Những ai có cha mẹ theo ác giới, khuyến khích cha mẹ an trú vào thiện giới. Những ai có cha mẹ xan tham thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào bố thí.
Cha mẹ.
Những ai có cha mẹ theo ác trí tuệ thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào trí tuệ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, thì các người con đó đã làm đủ và đã trả ơn đủ cho cha mẹ”Chữ hiếu trong đạo phật
Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi,
Xem thử trước thềm xưa nước xối,
Giọt sau giọt trước chẳng sai gì
Chữ Hiếu là bài học đầu tiên.
Chữ Hiếu là bài học đầu tiên của “Đạo làm người”, là nền tảng đạo đức của xã hội. Mạnh Tử nói: “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người”. Song cũng có nhiều kẻ bất hiếu, vô luân, làm lương tri xã hội nhức nhối. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động bất hiếu ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.
Phật dạy rằng.
Kinh sách Phật giáo ghi chép ngài đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông, và qua đó biết mẹ mình đang lâm kiếp ngạ quỷ. Ngài hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Trong kinh Tăng nhất A hàm
Trong kinh Tăng nhất A hàm, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm, nhưng Ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta, nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm”. Theo đức Phật: “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu/ Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”
Tăng nhất A hàm, Phật có dạy
Tăng nhất A hàm, Phật có dạy: “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành
Phật cũng cảnh báo:
Phật cũng cảnh báo: “Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém… ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây. Sự hình phạt tại A tỳ ngục rất nặng nề đối với những người ngỗ nghịch song thân” (kinh Báo hiếu). Chữ hiếu trong đạo phật
Tôn giả Xá Lợi Phất
Tôn giả Xá Lợi Phất lạy tạ, đảnh lễ Đức Bổn Sư lần cuối, rồi Ngài từ từ rời khỏi đôi chân của Thế Tôn. Ngay lúc đó, địa cầu rúng chuyển như muốn tiễn biệt Ngài, một vị Thánh Tăng vĩ đại. Sau cùng, bằng một cử chỉ chắp tay cao tôn kính, Tôn giả trở gót lui dần, Ngài cứ lui ngược như thế cho đến khi hình ảnh của Thế Tôn xa mờ…
Mẹ của Ngài Xá Lợi Phất không tin Đức Phật
Thế rồi Tôn giả lên đường trở về quê hương Nalaka, thăm lại mái nhà xưa, nơi đã nâng gót những bước chân của Ngài suốt những tháng ngày thơ ấu. Mẫu thân Ngài, bà Rupasari là một người phụ nữ quý phái, tuy đã lớn tuổi nhưng gương mặt bà vẫn ngời sáng những đường nét sang trọng.
Đức Phật.
Cả bảy người con của bà đã xuất gia theo Thế Tôn và chứng đắc đạo quả, riêng bà vẫn coi đó là một nỗi hậm hực. Mẹ của Ngài Xá Lợi Phất không tin Đức Phật. Bà đem lòng kính ngưỡng, tôn thờ các đấng Phạm Thiên. Theo bà, chỉ có các vị này mới là vĩ đại nhất.
Vì thế, Tôn giả Xá Lợi Phất về đây là để hóa độ cho thân mẫu trước khi nhập vào cõi Niết Bàn tịch diệt.
Thiên các cõi trời Tứ Thiên Vương
Hôm ấy, vào nửa đêm, tại căn phòng Ngài Xá Lợi Phất đang nghỉ, hương thơm tinh khiết bỗng tỏa ra ngào ngạt khắp không gian.
Từ trên các tầng trời, những vầng ánh sáng ngũ sắc liên tiếp đáp xuống như những cánh sao bay, làm sáng rực cả căn phòng. Lúc này, bà Rupasari không cầm lòng được mới bước vào hỏi Tôn giả.
Tứ Thiên Vương
Ngài kể cho bà rằng đó là chư Thiên các cõi trời Tứ Thiên Vương, vua trời Đế Thích, các đại Phạm Thiên đến để đảnh lễ Ngài. Bà Rupasari xúc động nghẹn ngào, hóa ra con trai bà còn cao quý hơn cả những đấng thần linh mà suốt bao năm qua bà vẫn thờ phụng. Rồi bà nghĩ tưởng đến ân đức của Bậc Đạo Sư, Thế Tôn còn bao la và tôn quý biết nhường nào.
Trong giờ phút ấy, niềm tin kính tột cùng với Tam Bảo bừng sáng, bà chứng Thánh quả Dự Lưu.
Tôn giả Xá Lợi Phất
Tôn giả Xá Lợi Phất ngắm nhìn bà rồi nở một nụ cười hiền hậu. Hiếu hạnh đã hoàn thành viên mãn, những nghĩa tình thế gian đã đền đáp vẹn toàn
Niết Bàn tịch diệt
Ngày nhắm mắt nhập dần vào trong các tầng thiền rồi nhẹ nhàng xả bỏ tấm thân, an trú vào Niết Bàn tịch diệt. Bên ngoài, vầng dương vừa ló dạng phía đằng đông, những cánh hoa trời rơi rơi… Chữ hiếu trong đạo phật.
XÊM THÊM :
KHÓA THIỀN MỞ RỘNG – SƯ CÔ NHIỆM PHÁP
KHÓA THIỀN BỜ SUỐI – SƯ PHƯỚC MÃN
KHÓA THIỀN TÍCH CỰC – SƯ CÔ GIỚI HIỀN
CLB SINH HOẠT CLB THIỀN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
================================================ NIKAYA NTG
NỘI DUNG KINH ĐẠI NIỆM XỨ TRÊN MỘT TRANG GIẤY – CỐT LÕI THIỀN
https://drive.google.com/file/d/1n4_CeXw2vNWoWkkZEcCwX2zbHr2pt6IQ/view?usp=sharing
Xem thêm :
Khóa thiền TẠI ĐÂY
Thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY
CLB Nikaya TẠI ĐÂY
Xem thêm kinh thánh cầu TẠI ĐÂY
Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY