THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN – KINH ĐẠI NIỆM XỨ

THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN – KINH ĐẠI NIỆM XỨ

Thế nào là con đường độc nhất, duy nhất ?

Cụm  từ   Pāḷi   ekāyāna”,   thì   “eka”   có   nghĩa   là   một,  và “ayana” có nghĩa là con đường. Vậy “ekāyana”, có nghĩa là một con đường. “Một” có nghĩa là duy nhất, độc nhất; và “con đường” cũng duy nhất, độc nhất. Phước sơn – Đại niệm xứ

Vậy “ekāyana”, có nghĩa là một con đường. “Một” có nghĩa là duy nhất, độc nhất; và “con đường” cũng duy nhất, độc nhất.
Vậy “ekāyana”, có nghĩa là một con đường. “Một” có nghĩa là duy nhất, độc nhất; và “con đường” cũng duy nhất, độc nhất.

Nhiều nhà chú giải và bình giảng nói rằng: Tứ Niệm Xứ, minh sát, chánh niệm là con đường duy nhất đưa chúng sanh vượt thoát khổ ưu. Cũng duy nhất, độc nhất để thành tựu chánh trí, Niết-bàn. Cũng là duy nhất, độc nhất vì không có ngã rẽ nên sẽ thẳng tiến đến giác ngộ, giải thoát. Cũng là duy nhất, độc nhất là con đường đi theo đức Đạo Sư. Cũng là duy nhất, độc nhất bất hoại, bất tử, không thay đổi theo không thời gian, từ Phật tại thế cho đến hôm nay vẫn y như vậy… cho những ai thực hành theo Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ, minh sát, chánh niệm là con đường duy nhất đưa chúng sanh vượt thoát khổ ưu.
Tứ Niệm Xứ, minh sát, chánh niệm là con đường duy nhất đưa chúng sanh vượt thoát khổ ưu.

Bốn pháp quán niệm ấy là: ( xem thêm KHÓA THIỀN  = TẠI ĐÂY. ) 

1- Kāyānupassanā-satipaṭṭhāna (Thân quán niệm xứ),

2- Vedanānupassanā-satipaṭṭhāna (Thọ quán niệm xứ)

3- Cittānupassanā-satipaṭṭhāna (Tâm quán niệm xứ),

4- Dhammānupassanā-satipaṭṭhāna (Pháp quán niệm xứ).

Kinh Đại Niệm Xứ.

1) Thân

Danh từ “thân” trong kinh Tứ Niệm Xứ không chỉ có nghĩa là toàn thể thân vật chất mà còn có nghĩa một nhóm của những phần thuộc về vật chất. Nó bao gồm những phần khác nhau của thân thể hay tất cả những gì liên quan đến thân thể vật chất. Thí dụ hơi thở cũng được gọi là thân. Phước sơn – Đại niệm xứ

Danh từ "thân" trong kinh Tứ Niệm Xứ không chỉ có nghĩa là toàn thể thân vật chất mà còn có nghĩa một nhóm của những phần thuộc về vật chất
Danh từ “thân” trong kinh Tứ Niệm Xứ không chỉ có nghĩa là toàn thể thân vật chất mà còn có nghĩa một nhóm của những phần thuộc về vật chất

2) Cảm Thọ

“Cảm thọ” là gì? Cảm thọ là một tâm sở một trạng thái tâm. Có ba thứ cảm thọ – lạc thọ, khổ thọ và thọ vô ký. Lấy sự đau nhức làm thí dụ. Ta kinh nghiệm sự đau nhức của thân bằng cái tâm của ta. Cho nên khi có thân đau nhức, thì tâm cảm giác sự đau nhức. Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy “Thầy Tỳ Khưu quán thọ trên thọ,” có nghĩa là thầy Tỳ Khưu đang quán cảm thọ. Trong khi thực hành chánh niệm, khi kinh nghiệm thân đau nhức, ta phải (chánh) niệm cảm giác có sự đau nhức trong thân.

3) Thức

Tiếng Pali của thức là “citta”. “citta” thường thì được dịch là “tâm“. Nhưng Sư nghĩ chữ “thức” là chữ dịch đúng nghĩa hơn chữ tâm. Tuy nhiên, dù dịch là “thức,” nó vẩn không phải là chữ dịch thật chính xác nghĩa của “citta.” Thức” được định nghĩa là sự hay biết một đối tượng. Chỉ khi nào có sự hay biết một đối tượng mới có thể nói rằng có một sự tiếp xúc với đối tượng, cảm giác đối tượng, ưa thích đối tượng , không ưa thích đối tượng, vân, vân….Những nhóm tâm sở nầy phụ thuộc vào thức. Chúng cũng là những phần tử của tâm.

Chỉ khi nào có sự hay biết một đối tượng mới có thể nói rằng có một sự tiếp xúc với đối tượng, cảm giác đối tượng, ưa thích đối tượng
Chỉ khi nào có sự hay biết một đối tượng mới có thể nói rằng có một sự tiếp xúc với đối tượng, cảm giác đối tượng, ưa thích đối tượng

4) Pháp

Chữ “Dhamma” tiếng Pali là một danh từ Pali rất khó dịch ra ngôn ngữ khác cho đúng nghĩa. Danh từ nầy có nghĩa khác nhau trong mỗi trường hợp. Nơì đây Sư xin gìới thiệu danh từ “Pháp là đối tượng” (dhamma objects).

Nếu bạn chú tâm hay quán niệm sự giận, bạn đang quán pháp. Ở đây chữ Pháp không có nghĩa là giáo Pháp hay giáo lý của Đức Phật. Nếu bạn thấy vật gì và bạn niệm sự thấy, đó là bạn đang niệm Pháp. Ở đây Pháp là đối tượng của chánh niệm như các Pháp chướng ngại, năm uẩn, mười hai xứ, Thất Giác Chi hay Tứ Diệu Đế.

Nếu bạn thấy vật gì và bạn niệm sự thấy, đó là bạn đang niệm Pháp. Ở đây Pháp là đối tượng của chánh niệm như các Pháp chướng ngại, năm uẩn, mười hai xứ
Nếu bạn thấy vật gì và bạn niệm sự thấy, đó là bạn đang niệm Pháp. Ở đây Pháp là đối tượng của chánh niệm như các Pháp chướng ngại, năm uẩn, mười hai xứ

Đây là con đường độc nhứt

Câu đầu trong kinh được dịch là: “Nầy các thầy Tỳ Khưu, đây là con đường độc nhứt đưa đến sự thanh lọc (tâm) chúng sanh…đó là Tứ Niệm xứ.

Chính ngay phần đầu của kinh Đức Phật đã nhấn mạnh “Đây là con đường độc nhứt.” Tứ Niệm Xứ là một con đường độc nhứt đưa đến sự thanh lọc tâm chúng sanh. Nhưng những chi của Bát Chánh Đạo cũng là con đường đưa đến sự thanh lọc tâm chúng sanh? Xin trả lời rằng những chi trong Bát chánh đạo sẽ không hiệu quả nếu không có chánh niệm. Cho nên khi nhắc đến chánh niệm, thì bảy yếu tố của Bát chánh đạo cũng được nhắc đến.

Bát Chánh Đạo cũng là con đường đưa đến sự thanh lọc tâm chúng sanh
Bát Chánh Đạo cũng là con đường đưa đến sự thanh lọc tâm chúng sanh

Những lợi ích nào gặt hái được khi thực hành chánh niệm?

1. “Thanh lọc tâm”

Trong kinh Đức Phật kể những lợi ích mà ta gặt hái được khi hành chánh niệm. Lợi ích thứ nhứt là sự thanh lọc tâm

2. Chấm dứt lo âu phiền muộn và uất ức than khóc

Lợi ích thứ hai là sự chấm dứt lo âu phiền muộn và uất ức than khóc. Ở đây lo âu phiền muộn là trạng thái của tâm. Uất ức thổ lộ trong tiếng khóc than.

Lợi ích thứ hai là sự chấm dứt lo âu phiền muộn và uất ức than khóc. Ở đây lo âu phiền muộn là trạng thái của tâm. Uất ức thổ lộ trong tiếng khóc than.
Lợi ích thứ hai là sự chấm dứt lo âu phiền muộn và uất ức than khóc. Ở đây lo âu phiền muộn là trạng thái của tâm. Uất ức thổ lộ trong tiếng khóc than.
3. Diệt trừ khổ ưu

Đau đớn ở đây chỉ về đau thân. Sầu bi ở đây chỉ về sự ưu phiền ở tâm, trầm cảm, ác tâm, sân hận. Thực hành chánh niệm giúp ta vượt khỏi mọi sự khổ thân và khổ tâm và làm cho chúng tan biến đi. Nhưng dù bạn không thể chiến thắng sự đau đớn (ở thân) hay không thể hoàn toàn tiêu diệt nó hẳn, bạn cũng có thể sống với sự đau đớn và chấp nhận nó nếu bạn thực hành chánh niệm. Tâm của bạn sẽ không bị phiền nhiễu hay quấy rầy bởi cái đau ở cơ thể. Khi tâm bạn không thấy bị phiền nhiễu bởi cái đau ở thể xác, thì cái đau nầy không hiện hữu.

=======================================================NIKAYA NTG

Xem thêm :

Tinh gọn kinh đại niệm xứ trên một trang giấy TẠI ĐÂY

Khóa thiền bờ suối TẠI ĐÂY

Khóa thiền mở rộng TẠI ĐÂY

Chùa lá giang TẠI ĐÂY

Sắc mầu kathina TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon