Thiền sư S.N. Goenka – Y SƠN VIPASSANA – THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN

Thiền sư S.N. Goenka – Y SƠN VIPASSANA – THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN

Thiền sư Goenka là một Thiền sư cư sĩ Vipassana theo truyền thống của Đại thiền sư quá cố Sayagyi U Ba Khin, người Miến điện (Mayamar). Thiền sư gonka – y sơn

Ông Goenka về cư ngụ tại Ấn độ và bắt đầu giảng dạy Vipassana vào năm 1969.
Ông Goenka về cư ngụ tại Ấn độ và bắt đầu giảng dạy Vipassana vào năm 1969.

Mặc dù gốc là người Ấn độ, Ông Goenka sinh trưởng và lớn lên tại Miến điện. Trong thời gian cư ngụ tại Miến điện, Ông đã may mắn được gặp U ba Khin và được truyền dạy phương pháp Thiền Vipassana. Sau khi thụ huấn với sư phụ đuợc mười bốn năm, Ông Goenka về cư ngụ tại Ấn độ và bắt đầu giảng dạy Vipassana vào năm 1969.

Thiền Vipassana.

Trong một quốc gia còn nhiều chia rẽ bởi những giai cấp và tôn giáo khác nhau, những khoá thiền do Ông Goenka hướng dẫn đã thu hút hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đó, nhiều người từ những quốc gia trên khắp thế giới đã tới tham dự những khoá Thiền Vipassana.

khoá Thiền Vipassana.
khoá Thiền Vipassana.

 

Thiền sư gonka – y sơn

Ông Goenka đã giảng dạy cho hàng chục ngàn người trong hơn 300 khóa thiền tại Ấn độ và những nước khác, cả Đông phương lẫn Tây phương. Năm 1982, Ông bắt đầu bổ nhiệm những Thiền sư phụ tá để giúp thỏa mãn nhu cầu về thiền càng ngày càng gia tăng. Những Trung tâm Thiền đã được thành lập tại Ấn độ, Gia nã đại, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Anh, Nhật, Tích lan, Thái, Miến điện, Nepal, và những nước khác.

Phương pháp mà Thiền sư S.N. Goenka

Phương pháp mà Thiền sư S.N. Goenka giảng dạy tiêu biểu cho một truyền thống có từ thời của Đức Phật. Đức Phật không hề giảng dạy một giáo phái nào; Ngài giảng dạy Dhamma (Pháp) — con đường giải thoát — là đường lối phổ quát. Cùng một truyền thống đó, đường lối của Ông Goenka cũng hoàn toàn không tông phái. Vì lý do này, sự giảng dạy của Ông thu hút mạnh mẽ mọi người thuộc mọi giai cấp, mọi tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào, và từ khắp nơi trên thế giới.

Ngài giảng dạy Dhamma (Pháp)

Mọi người đều tìm kiếm an lạc và hài hòa bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an lạc với chính mình và an lạc với người khác

Chúng ta nên sống an lạc với chính mình và an lạc với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an lạc được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hài hòa nội tâm, duy trì được sự an lạc và hài hòa xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an lạc và hài hòa?

Để thoát khỏi khổ đau

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an lạc và hài hòa được.

Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn

 

Khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Coi kìa, có cái gì không ổn

 

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất bình thường. Nó sẽ báo động: “Coi kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Một Nghệ Thuật Sống

 

Một Nghệ Thuật Sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm.

Cách hành xử

Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Vipassana là một phương thuốc như thế

 

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an lạc và hài hòa của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc Thiền sư gonka – y sơn

XÊM THÊM :

KHÓA THIỀN MỞ RỘNG – SƯ CÔ NHIỆM PHÁP

KHÓA THIỀN BỜ SUỐI – SƯ PHƯỚC MÃN

KHÓA THIỀN TÍCH CỰC – SƯ CÔ GIỚI HIỀN

KHÓA THIỀN SƯ PHƯỚC HƯNG

CLB SINH HOẠT CLB THIỀN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

================================================ NIKAYA NTG

NỘI DUNG KINH ĐẠI NIỆM XỨ TRÊN MỘT TRANG GIẤY – CỐT LÕI THIỀN 

https://drive.google.com/file/d/1n4_CeXw2vNWoWkkZEcCwX2zbHr2pt6IQ/view?usp=sharing

Xem thêm :

Khóa thiền TẠI ĐÂY

Thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

CLB Nikaya TẠI ĐÂY

Xem thêm kinh thánh cầu TẠI ĐÂY

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon